Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu VMU shampoo có nguồn gốc thảo dược Research on the formulation of VMU Shampoo with herbal origins Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Tú Phan Thị Thanh
Dung Nguyễn Thị Thùy
Phương Vũ Thị Lan
Đại Đào Quốc
Oanh Trần Thị

Tóm tắt

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc thảo dược ngày càng tăng cao, bởi những lợi ích thực tế như lành tính và hương thơm tự nhiên. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu bào chế và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội đầu VMU Shampoo từ nguyên liệu thảo dược thiên nhiên. Đối tượng nghiên cứu là các thảo dược được thu hái tại Nghệ An với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và kiểm nghiệm các tiêu chuẩn dầu gội theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6792:2001 về nước gội đầu. Qua các thử nghiệm đã lựa chọn được công thức bào chế dầu gội gồm: Hà thủ ô, Bồ kết, Bồ hòn, Cỏ mần trầu, Cỏ ngũ sắc, Lô hội, Chanh, natri lauryl sulfat, natri clorid, tinh dầu Hương nhu, tinh dầu Bưởi, propylen glycol, natri benzoat, natri CMC, nước cất vừa đủ. Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đạt yêu cầu đề ra. Dầu gội đầu VMU Shampoo có nguồn gốc thảo dược có tác dụng làm sạch tóc, mượt tóc, đen tóc, chống xơ rối.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Phan Thị Thanh, T., Nguyễn Thị Thùy, D., Vũ Thị Lan, P., Đào Quốc, Đại, & Trần Thị, O. (2025). Nghiên cứu bào chế dầu gội đầu VMU shampoo có nguồn gốc thảo dược: Research on the formulation of VMU Shampoo with herbal origins. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 2(01), Trang: 100 – 107. Truy vấn từ http://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/68

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Lê Cường Nam, Nguyễn Trần Vân Anh, Hoàng Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Minh Thông. Bào chế dầu gội chứa vỏ Bưởi, Bồ kết, Hương nhu. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 56, 2023.
  2. Bùi Khánh Mai. Nghiên cứu bào chế chiết xuất Cỏ mần trầu. Tạp chí Dược học Việt Nam, 2019.
  3. Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu bào chế dầu gội chứa mật ong. Tạp chí Dược học Việt Nam, 2020.
  4. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội, 2004, trang 662 – 664, 691, 732 – 734.
  5. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2012, trang 107 - 108, 270 - 280, 500 - 501, 1058 - 1059.
  6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
  7. Ngô Văn Thu, Trần Hùng, Dược liệu, NXB Y học, 2011, tập 1, trang 34 – 39.
  8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, TCVN 6972:2001 Nước dầu gội, 2008.
  9. Lê Thị Liên, Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) lên khả năng sinh tổng hợp Melanine ở mức độ in-vitro và in-vivo, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Sinh học thực nghiệm, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Khoa học tự nhiên), 2016.

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.