Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2022 The situation of antibiotic prophylaxis in patient undergoing cesaresan in the Obstetrics Department of Vinh City General Hospital in 2022 Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hiền Nguyễn Thị Thanh

Tóm tắt

Hiện nay, phẫu thuật lấy thai được phổ biến trong các cơ sở y tế do các tai biến và biến chứng được hạn chế tới mức tối đa bởi sự tiến bộ trong các lĩnh vực vô khuẩn, kháng sinh. Các nguy cơ quan trọng của phẫu thuật lấy thai là nhiễm trùng giai đoạn hậu phẫu (nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nội mạc tử cung…). giảm đi là do sử dụng kháng sinh dự phòng. Đề tài tiến hành với mục tiêu nhận xét tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật lấy thai tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2022. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 198 bệnh nhân phẫu thuật lấy thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ loại phẫu thuật sạch chiếm 89,9%; phẫu thuật sạch nhiễm chiếm 7,6% và nhiễm bẩn 2,5%; không có trường hợp nào thuộc loại phẫu thuật bẩn. Có 4% trường hợp dị ứng nhẹ vừa hoặc nặng với khánh sinh (nhóm penicillin). Có 4 phác đồ kháng sinh được dùng: Amoxicillin + Clavuanic là 66,7%, Ampicillin + Sulbactam là 27,5%, Cefazolin là 4% và Clindamycin + Gentamy 1,5%. Như vậy, triển khai kháng sinh dự phòng phẫu thuật lấy thai tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh bước đầu đã đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ, giúp tiết kiệm chi phí trong sử dụng kháng sinh và quá trình điều trị.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Thanh, H. (2024). Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm 2022: The situation of antibiotic prophylaxis in patient undergoing cesaresan in the Obstetrics Department of Vinh City General Hospital in 2022. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 1(01), Trang: 73 – 78. Truy vấn từ http://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/34

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Thu Xanh (2006), "Nhận xét tình hình sản phụ có sẹo mổ cũ được xử trí tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 1995 và 2005", Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
  2. Y. Niino (2011), "The increasing cesarean rate globally and what we can do about it", Biosci Trends. 5(4), p. 139-50.
  3. Phạm Hoàng Phong (2018), "Cập nhật kháng sinh dự phòng và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ lấy thai", Tạp chí Phụ Sản. 16(2), tr. 06–12.
  4. Lê Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tú, Nguyễn Thị Minh Tâm (2018), "Khảo sát kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật lấy thai tại khoa phụ sản, bệnh viện quân y 103", Tạp chí y dược học quân sự. 6, tr. 105.
  5. Nguyễn Viết Thảo, Trương Quang Vinh (2013), "Nghiên cứu ứng dụng kháng sinh dự phòng trong các phẫu thuật nội soi phụ khoa", Tạp chí phụ sản. 11, tr. 44-49.
  6. Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015 về Tài liệu hướng dẫn sử dụng Kháng sinh.
  7. World Health Organization (2016), Global guidelines for the prevention of surgical site infection,, Switzerland, 184.
  8. A. Witt et al (2011), "Antibiotic prophylaxis before surgery vs after cord clamping in elective cesarean delivery: a double-blind, prospective, randomized, placebo-controlled trial", Arch Surg. 146(12), p 1404-9.

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.