Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung điều trị rau tiền đạo tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022-2024 Clinical, subclinical characteristics of Placenta Praevia patiens with prior uterine incision who treated at Nghe An Obstetics and Pediatric Hospital in 2022 - 2024 Chuyên mục Các bài báo
##plugins.themes.academic_pro.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung được điều trị rau tiền đạo điều trị tại Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022-2024. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 32 sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung được điều trị rau tiền đạo, tuổi thai ³ 28 tuần, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ 01/01/2022 - 30/04/2024. Kết quả cho thấy trong 32 sản phụ tham gia nghiên cứu, nhóm tuổi từ 26-34 chiếm 53,1%, nhóm ≤ 25 tuổi chiếm 3,1%, nhóm > 35 tuổi chiếm 43,8%. Ra máu âm đạo gặp ở 71,9% số ca (trong đó 93,8% số ca là ra máu tái phát), đau bụng gặp ở 62,5% số ca, vừa ra máu âm đạo vừa kèm theo đau bụng ở 40,6% số ca; 2 trường hợp rau tiền đạo trung tâm không có dấu hiệu trước khi vào viện. Đa số sản phụ vào viện ở tuổi thai 34 - 37 tuần (chiếm 59,4%), nhóm 28 – 33 tuần chiếm 31,2%, nhóm ≥ 38 tuần chiếm 9,4%. Tỷ lệ rau tiền đạo trung tâm chiếm 87,5%, tỷ lệ rau cài răng lược chiếm 53,1%; tỷ lệ có rau cài răng lược trên người có sẹo mổ cũ ≥ 2 lần là 73,3%. Từ đó rút ra kết luận là đối với sản phụ rau tiền đạo và có sẹo mổ cũ ở tử cung tham gia nghiên cứu, đa số trường hợp nhập viện với dấu hiệu ra máu âm đạo, ra máu tái phát. Tỷ lệ có rau cài răng lược trên người có sẹo mổ cũ cao ≥ 2 lần
##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Lâm Đức Tâm, Lý Thị Mỹ Tiên, Phạm Đắc Lộc (2023), “Tỷ lệ các loại rau tiền đạo và một số yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2019 – 2021”, Tạp chí Phụ Sản; 21(3), tr 15-21.
- Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (2020), “Nhau tiền đạo”, Bài giảng Sản khoa, NXB Y học, tr 438-445.
- Lê Thanh Nhã (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của rau tiền đạo đến sản phụ và thai nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Huế.
- Lâm Đức Tâm (2018), “Nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố liên quan đến nhau tiền đạo năm 2016”, Hội nghị Sản phụ khoa Cần Thơ lần thứ III, tr 89-94.
- E.Sheiner, I.Shoham-Vardi, M.Hallak (2001), “Placenta previa: obstetric risk factors and pregnancy outcome”, The Journal of Maternal-Fetal Medicine, 10, pp.414-419.
- Lê Lam Hương (2016), “Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở thai phụ rau tiền đạo”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 11(12), tr 1-5.
- Vũ Văn Tâm, Nguyễn Quốc Trường (2015), “Ảnh hưởng của vết mổ đẻ cũ đến biến chứng rau tiền đạo”, Tạp chí Phụ Sản; 13(1), tr 50-53.
- Nguyễn Thị Hồng, Lê Đức Thọ, Bế Thị Hoa, Bùi Ngọc Diệp (2021), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán rau cài răng lược ở bệnh nhân rau tiền đạo tại khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 500-TH, số 2-2021.
- Trương Thị Linh Giang, Trần Thị Mỹ Chi (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế", Tạp chí Phụ sản, 21(3), tr. 22 – 27.