Kết quả xử trí rau tiền đạo trên người bệnh có sẹo mổ cũ ở tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022-2024 Evaluation and treatment of Placenta Praevia patiens with old surgery in the uterus who treated at Nghe An Obstetics and Pediatric Hospital in 2022 - 2024 Chuyên mục Các bài báo
##plugins.themes.academic_pro.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận xét kết quả xử trí rau tiền đạo trên người bệnh có sẹo mổ cũ ở tử cung tại Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022-2024. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 32 bệnh án/người bệnh được xử trí rau tiền đạo và có sẹo mổ cũ ở tử cung, tuổi thai ³ 28 tuần tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ 01/01/2022 - 30/04/2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% được chỉ định mổ lấy thai. Có 23/32 sản phụ mổ cấp cứu (71,9%), mổ chủ động (28,1%). Cầm máu bằng thắt động mạch tử cung hoặc kết hợp khâu mũi chữ X hoặc B Lynch chiếm 53,1%. Tỷ lệ cắt tử cung là 15,6%. Biến chứng trong rối loạn chuyển hoá (RCRL): 60,9% sản phụ phải truyền máu trong mổ; 21,7% cắt tử cung; 13% tổn thương bàng quang và 01 case băng huyết (4,3%). Tỷ lệ ngạt sơ sinh 37,5% ở phút thứ nhất và 9,4% ở phút thứ năm. Qua đó rút ra kết luận: đối với sản phụ RTĐ và có sẹo mổ cũ ở tử cung tham gia nghiên cứu, 100% được chỉ định mổ lấy thai, trong đó mổ cấp cứu chiếm 71,9%; mổ chủ động 28,1%. Sản phụ mắc nhau tiền đạo làm tăng nguy cơ truyền máu, cắt tử cung, sinh non, thai nhẹ cân cho trẻ sơ sinh.
##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Lâm Đức Tâm, Lý Thị Mỹ Tiên, Phạm Đắc Lộc (2023), “Tỷ lệ các loại rau tiền đạo và một số yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2019 – 2021”, Tạp chí Phụ Sản; 21(3), tr 15 - 21.
- Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (2020), “Nhau tiền đạo”, Bài giảng Sản khoa, NXB Y học, tr 438 - 445.
- Lê Thanh Nhã (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của rau tiền đạo đến sản phụ và thai nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Huế.
- Lâm Đức Tâm (2018), “Nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố liên quan đến nhau tiền đạo năm 2016”, Hội nghị Sản phụ khoa Cần Thơ lần thứ III, tr 89 - 94.
- E.Sheiner, I.Shoham-Vardi, M.Hallak (2001), “Placenta previa: obstetric risk factors and pregnancy outcome”, The Journal of Maternal-Fetal Medicine, 10, pp. 414 - 419.
- Lê Lam Hương (2016), “Nghiên cứu khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở thai phụ rau tiền đạo”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 11 (12), tr 1 - 5.
- Trương Thị Linh Giang, Trần Thị Mỹ Chi (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế", Tạp chí Phụ sản, 21(3), tr. 22 – 27.
- Lâm Đức Tâm, Ngô Thùy Hương, Phạm Đắc Lộc (2023), “Kết cục thai kì ở sản phụ mắc nhau tiền đạo nhập viện tại Bệnh viện Sản nhi An Giang năm 2021 - 2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, 531(1), tr 278 - 281.
- Phạm Huy Hiền Hào, Nguyễn Hùng Sơn, Phan Chí Thành (2016), “Nghiên cứu về rau cài răng lược trong bệnh cảnh rau tiền đạo tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong 3 năm từ 2011 đến 2014”, Tạp chí Phụ sản. 14(1), tr. 42 – 45.