Ảnh hưởng của môi trường thực tập lâm sàng đến căng thẳng và hành vi của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Impact of clinical internship environment on stress and behavior of nursing students at Nam Dinh University of Nursing Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hương Mai Thị

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức độ căng thẳng trong môi trường thực tập lâm sàng và hành vi ứng phó của sinh viên điều dưỡng trường đại học Điều dưỡng Nam Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi SINS (TC-SINS) để đo nhận thức về căng thẳng của sinh viên khi thực tập lâm sàng và thang đo ứng phó với các tình huống căng thẳng (CISS-SSC-V-13) để khảo sát chiến lược ứng phó với căng thẳng của sinh viên. Kết quả: Tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 7,7% và 92,3%. Tỷ lệ sinh viên sống một mình là 63,7%, tỷ lệ sống chung với gia đình 36,3%, 53,9% sinh viên có đi làm thêm. Vấn đề học tập là nguồn gây căng thẳng lớn nhất đối với sinh viên điều dưỡng (Mean = 3,31). Môi trường thực tập lâm sàng là nguồn gây căng thẳng nhưng với mức độ thấp hơn (Mean khoảng 2,94 - 2,97). Kết Luận: Để giảm thiểu căng thẳng cho sinh viên điều dưỡng, các nhà giáo dục và nhà hoạch định chương trình giảng dạy cần có những đóng góp tích cực hơn, bao gồm việc cung cấp những kiến thức toàn diện về môi trường bệnh viện, giới thiệu về đội ngũ nhân viên, các quy định và chính sách của cơ sở thực tập. Bên cạnh đó, việc tích hợp các kỹ năng ứng phó với căng thẳng vào chương trình đào tạo là điều cần thiết.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Mai Thị, H. (2024). Ảnh hưởng của môi trường thực tập lâm sàng đến căng thẳng và hành vi của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định: Impact of clinical internship environment on stress and behavior of nursing students at Nam Dinh University of Nursing. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 1(02), Trang: 57 – 62. Truy vấn từ http://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/45

Tài liệu tham khảo

  1. Pulido-Martos, M., Augusto-Landa, J. M., & Lopez-Zafra, E. (2012). Sources of stress in nursing students: A systematic review of quantitative studies. International Nursing Review, 59(1), 15-25
  2. Shdaifat, E., Jamama, A., Al-Amer, R., & Oweis, A. (2018). Stress and coping strategies among nursing students. International Journal of Academic Research, 6(4), 57-63.
  3. Trang, N. T. H. (2021). Mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó của sinh viên cử nhân điều dưỡng trong thực hành lâm sàng. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, 20 (5), tr 46-51
  4. Phùng Quốc Điệp (2021). Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy trường cao đẳng y tế Bạch Mai và một số yếu tố liên quan năm 2021. Tạp chí Y học Cộng đồng, 62 (7 (2021).
  5. Onieva-Zafra, M. D., Fernández-Muñoz, J. J., Fernández-Martínez, E., García-Sánchez, F. J., Abreu-Sánchez, A., & Parra-Fernández, M. L. (2020). Anxiety, perceived stress and coping strategies in nursing students: a cross-sectional, correlational, descriptive study. BMC medical education, 20, 1-9.
  6. Thảo, K. T. P., Tiến, V. M., Thịnh, N. T. X., Khương, T. Đ., Châu, T. T. Q., & Quang, P. D. (2024). Mức độ căng thẳng và ứng phó của sinh viên điều dưỡng đại học Nguyễn Tất Thành khi thực hành lâm sàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Cộng đồng, 65(2).
  7. Labrague, L. J., McEnroe-Petitte, D. M., Leocadio, M. C., Van Bogaert, P., & Cummings, G. G. (2018). Stress and ways of coping among nursing students during clinical practice: A cross-sectional study. Journal of Mental Health, 27(5), 471–478.

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.