Tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tham gia công tác điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-COV-2 nặng và nguy kịch tại Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An Mental health status of medical staff participating in the treatment of severe and critical Covid-19 patients at Nghean Intensive Care Center no 1 Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hiệp Ngô Trí
Hoàn Bùi Tiến
Trâm Quế Anh
Linh Nguyễn Thị Diệu

Tóm tắt

Đại dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu mô tả và phân tích những yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 76 nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 từ ngày tháng 02/2022 đến tháng 06/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 26,2%, 25% và 15,7%. Mắc bệnh mạn tính có mối liên quan với dấu hiệu trầm cảm (χ2 = 4,065, p =0,044) và dấu hiệu lo âu (χ2 = 12,27, p =0,000). Dấu hiệu lo âu của nhân viên y tế có mối liên quan với việc người thân trong gia đình mắc COVID-19, chết vì COVID-19 hoặc chết vì bệnh khác (χ2 = 9,068, p =0,011). Chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa dấu hiệu stress với đặc điểm cá nhân, công việc của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress của nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 khá cao. Cần quan tâm đến các đối tượng nhân viên y tế có bệnh mạn tính.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Ngô Trí, H., Bùi Tiến, H., Quế Anh, T., & Nguyễn Thị Diệu, L. (2024). Tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tham gia công tác điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-COV-2 nặng và nguy kịch tại Trung tâm Hồi sức tích cực số 1 Nghệ An: Mental health status of medical staff participating in the treatment of severe and critical Covid-19 patients at Nghean Intensive Care Center no 1. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 1(01), Trang: 59 – 65. Truy vấn từ http://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/32

Tài liệu tham khảo

  1. World Health Organization. Director-General’s opening remarks at the media briefingon COVID-19– 11 March 2020.
  2. WHO Mental health: Strengthening our response, <https://www.who. int/news room/fact-sheets/detail/mental health strengthening our response>, Accessed 06/04/2023.
  3. Anthony Amanfo Ofori et al (2021). Psychological impact of COVID-19 on health workers in Ghana: A multicentre, cross-sectional study. SAGE Open Med, Mar 12;9.
  4. Nicholas W.S. Chew et al (2020). A multinational, multicentre study on the psychological outcomes and associated physical symptoms amongst healthcare workers during COVID-19 outbreak. Brain, Behavior, and Immunity, Volume 88, Pages 559-565.
  5. Vân B.T.T., Ngọc N.T.B., Ngọc T.N. và cộng sự (2021), Thực trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020. VMJ, 501(2).
  6. Huang Z.P., Zhang K.T., He X.Y. et al (2020). Research on mental health status of medical staff during COVID-19 epidemic. Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye Bing Za Zhi, 38(11), 834–838.
  7. Hồ Thị Thu Hương, Trần Kim Trang (2017), Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng. Tạp chí Y học TPHCM, Phụ bản tập 21(Số 2):223-229.
  8. Yang Y., Lu L., Chen T. et al (2021), Healthcare Worker’s Mental Health and Their Associated Predictors During the Epidemic Peak of COVID-19. Psychol Res Behav Manag, 14, pp. 221–231.
  9. Vũ Thị Cúc, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Xuân Chi và cộng sự, Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 508 Số 2 (2021).

Các bài báo tương tự

<< < 1 2 3 4 5 > >> 

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.