Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân gút cao tuổi nhập viện Clinical and paraclinical characteristics and associated factors in hospitalized elderly patients with gout Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hằng Nguyễn Thị

Tóm tắt

Gút là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa acid uric, thường gặp ở người cao tuổi với đặc điểm diễn tiến mạn tính và các đợt cấp tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến số đợt gút cấp hằng năm ở người cao tuổi. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 110 bệnh nhân ≥60 tuổi, chẩn đoán gút theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015, tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An từ 01/2024 đến 09/2024. Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn, khám lâm sàng và xét nghiệm, phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy 91,8% bệnh nhân là nam, tuổi trung bình 67,6 ± 6,5. Tỷ lệ có ≥2 đợt gút cấp/năm là 46,4%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê gồm: tiền sử uống rượu (p=0,014), BMI ≥23 (p=0,003) và thể gút mạn tính (p<0,001). Nồng độ acid uric máu trung bình là 462,1 ± 103,3 µmol/L. Kết quả góp phần định hướng quản lý và dự phòng đợt cấp ở người bệnh gút cao tuổi.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị, H. (2025). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân gút cao tuổi nhập viện: Clinical and paraclinical characteristics and associated factors in hospitalized elderly patients with gout. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 2(02), Trang: 6 – 12. Truy vấn từ https://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/83

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Văn Hùng. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2012. tr. 163–170.
  2. Sudoł-Szopińska I, Afonso PD, Jacobson JA, Teh J. Imaging of gout: findings and pitfalls. A pictorial review. Acta Reumatol Port. 2020;45(1):20–5.
  3. Fam AG. Gout in the elderly: clinical presentation and treatment. Drugs Aging. 1998;13(3):229–43.
  4. Saag KG, Choi H. Epidemiology, risk factors, and lifestyle modifications for gout. Arthritis Res Ther. 2006;8(Suppl 1):S2.
  5. Ngô Hoàng Long, Phạm Hữu Lý. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân gút cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;(2):72–80.
  6. Hirsch JD, Terkeltaub R, Khanna D, Sarkin A, Beals CR, Vazirani RM, et al. Gout disease-specific quality of life and the association with gout characteristics. Patient Relat Outcome Meas. 2010;1:1–8.
  7. Ruggiero C, Cherubini A, Miller E, Andres-Lacueva C, Maggio M, Ble A, et al. Usefulness of uric acid to predict changes in C-reactive protein and interleukin-6 in a 3-year period in Italians aged 21 to 98 years. Am J Cardiol. 2007;100(1):115–21.
  8. Chen SY, Chen CL, Shen ML, Kamatani N. Trends in the manifestations of gout in Taiwan. Rheumatology (Oxford). 2003;42(12):1529–33.
  9. Burke BT, Köttgen A, Law A, Grams M, Baer AN, Coresh J, et al. Gout in older adults: the Atherosclerosis Risk in Communities Study. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2016;71(4):536–42.
  10. Poudel DR, Karmacharya P, Donato A. Risk of acute gout among active smokers: data from nationwide inpatient sample. Clin Rheumatol. 2016;35(12):3015–8.