Thực trạng kiến thức về vàng da sinh lý trẻ sơ sinh của thai phụ khám tại Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2024 Current status of knowledge about physiological jaundice in newborn infants of pregnant women examined at Nam Dinh provincial Obstetrics and Gynecology Hospital in 2024 Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Huế Tưởng Thị
Hường Nguyễn Thị Thu
Thu Võ Thị Hoài

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 133 thai phụ từ 18-35 tuổi tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2024, nhằm đánh giá kiến thức của họ về vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy mức độ hiểu biết về vàng da sinh lý còn hạn chế, chỉ 30,1% đạt yêu cầu và có tới 69,9% chưa đạt. Tổng điểm kiến thức dao động từ 0 đến 23, với điểm trung bình 8,48 ± 6,143. Đáng chú ý, tỷ lệ thai phụ nhận biết các triệu chứng cơ bản như vàng da và mắt (45,9%), phương pháp phòng ngừa như tắm nắng (48%), hay nguyên nhân do bilirubin tích tụ (30,8%) đều ở mức thấp. Đặc biệt, chỉ 9,8% thai phụ biết dấu hiệu nguy hiểm như phân bạc màu. Kết quả này phản ánh khoảng trống trong giáo dục sức khỏe cho thai phụ, nhấn mạnh sự cần thiết của các chương trình nâng cao nhận thức, nhằm cải thiện khả năng nhận biết và xử trí vàng da sinh lý, góp phần giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho trẻ sơ sinh.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Tưởng Thị, H., Nguyễn Thị Thu, H., & Võ Thị Hoài, T. (2025). Thực trạng kiến thức về vàng da sinh lý trẻ sơ sinh của thai phụ khám tại Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2024: Current status of knowledge about physiological jaundice in newborn infants of pregnant women examined at Nam Dinh provincial Obstetrics and Gynecology Hospital in 2024. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 2(01), Trang: 35 – 41. Truy vấn từ https://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/56

Tài liệu tham khảo

  1. Sarici SU, et al. Incidence, course, and prediction of hyperbilirubinemia. Pediatrics. 2004;113(4):775–80.
  2. Olusanya BO, Kaplan M, Hansen TWR. Neonatal hyperbilirubinemia: A global perspective. Lancet Child Adolesc Health. 2018;2(8):610–20.
  3. Trần Văn Bình, Lê Minh Đức. Tình hình nhận thức và thực hành của các bà mẹ về vàng da sơ sinh. Tạp chí Y học Dự phòng. 2021;31(6):67–74.
  4. Slusher TM, et al. Burden of severe neonatal jaundice. BMJ Paediatr Open. 2017;1(1):e000105.
  5. Bhutani VK, et al. Predischarge screening for severe neonatal hyperbilirubinemia. J Pediatr. 2013;162(3):477–82.
  6. Kliegman RM, et al. Nelson Textbook of Pediatrics. 20th ed. Philadelphia: Elsevier; 2016.
  7. Owa JA, Olusanya BO. Neonatal jaundice: Management practices. Ann Trop Paediatr. 2010;30(1):25–32.
  8. Nguyễn Thị Lan, Đặng Văn Hải. Nghiên cứu kiến thức và thực hành của phụ nữ mang thai về vàng da sơ sinh. Tạp chí Y học Thực hành. 2023;37(9):45–52.
  9. Rennie JM, et al. Neonatal jaundice: NICE guidance. BMJ. 2010;340:c2409.
  10. Kaplan M, et al. Hyperbilirubinemia and kernicterus: Lessons learned. Clin Perinatol. 2015;42(3):599–613.
  11. Hà Thị Duyên. (2021). Thay đổi kiến thức và thái độ về vàng da sơ sinh của các thai phụ sau giáo dục sức khỏe tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 4, 380. https://doi.org/10.54436/jns.2021.4.380.
  12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2021). Thông tư số 17/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định chuẩn nghèo, cận nghèo và các tiêu chí đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Truy cập từ: https://www.molisa.gov.vn