Tối ưu hóa hiệu suất chiết xuất cao đặc bài thuốc Quyên Tý Thang Optimization of the extraction process for herbal extract from Juan Bi Tang remedy Chuyên mục Các bài báo

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Hưng Nguyễn Văn
Nghĩa Đoàn Thị Ái
Hường Trần Thị Thu
Khả Nguyễn Võ Văn
Dung Lê Nguyễn Thùy
Hiền Đặng Thị Thu
Quyên Hồ Nguyễn Diệu
Vui Hoàng Thị
Nhi Tăng Thị Hà
Khang Trần Xuân
Trinh Lê Thục

Tóm tắt

Quyên Tý Thang là bài thuốc y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Nghiên cứu các vấn đề nhằm hướng đến sử dụng an toàn, hiệu quả bài thuốc cổ truyền là một hướng nghiên cứu góp phần hiện đại hoá nền y học cổ truyền. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tối ưu hóa hiệu suất chiết xuất cao đặc Quyên Tý Thang. Đối tượng nghiên cứu là bài thuốc Quyên Tý Thang; chiết nóng không hồi lưu sử dụng dung môi nước. Phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình thí nghiệm Box-Behnken; thiết kế bởi phần mềm Design Expert 13 để tối ưu hóa hiệu suất chiết cao đặc bài thuốc với các biến đầu vào là tỷ lệ dược liệu/dung môi, thời gian chiết xuất, số lần chiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ dung môi/dược liệu 11 (mL/g), thời gian chiết xuất 143 phút, số lần chiết 2 lần là điều kiện chiết tối ưu và hiệu suất chiết cao bài thuốc Quyên Tý Thang tương ứng là 38,13 ± 0,29 (%), p>0,05 so với dự đoán. Như vậy, đề tài đã xây dựng được mô hình toán học mô tả ảnh hưởng của ba nhân tố chiết (tỷ lệ dung môi/dược liệu 11 (mL/g), thời gian chiết xuất 143 phút, 02 lần chiết) đạt hiệu suất chiết cao đặc Quyên Tý Thang tối ưu nhất.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Văn, H., Đoàn Thị Ái, N., Trần Thị Thu, H., Nguyễn Võ Văn, K., Lê Nguyễn Thùy, D., Đặng Thị Thu, H., … Lê Thục, T. (2024). Tối ưu hóa hiệu suất chiết xuất cao đặc bài thuốc Quyên Tý Thang: Optimization of the extraction process for herbal extract from Juan Bi Tang remedy. Tạp Chí Y Dược Đại học Y Khoa Vinh, 1(01), Trang: 79 – 85. Truy vấn từ http://vmujmp.vn/index.php/ojs/article/view/35

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y Tế. Phương tễ học.TP Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học; 2021:126.
  2. Phạm Xuân Sinh. Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền: Nhà xuất bản Y học; 2000:115-120.
  3. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn. Phương tễ học. Nhà xuất bản Thuận Hóa; 2008:506
  4. M. A. Bezerra, et al. Response surface methodology (RSM) as a tool for optimization in analytical chemistry. Talanta. 2008;76(5):965-77. doi: 10.1016/j.talanta.2008.05.019.
  5. G.E.P Box, D.W. Behnken. Some new three level designs for the study of quantitative variables. Technometrics. 1960;2(4):455-75. doi: 10.1080/00401706.1960.10489912.
  6. 王华. 蠲痹汤加减治疗神经根型颈椎病风寒痹阻证患者的效果.中国民康 学. 2021;33(23): 122-124. doi:CNKI:SUN:ZMYX.0.2021-23-042.
  7. 王晓, 郭士金. 蠲痹汤治疗膝关节骨性关节炎临床疗效的分析. 中医临床研究. 2022;14(20): 70-72. doi:CNKI:SUN:ZYLY.0.2022-20-023.
  8. 蔡燕, 赵., 宋曼萍等. 肩三针温针灸联合蠲痹汤治疗风寒湿痹型肩周炎临床研究. 湖北中医药大学学报. 2022.;24(03): 94-96. doi:CNKI:SUN:HZXX.0.2022-03-027.